Hiểu nhãn hiệu ghi Chứng nhận hữu cơ như thế nào ?

Đăng bởi TRỊNH THỊ ĐỊNH vào lúc 01/06/2018
Hiểu nhãn hiệu ghi Chứng nhận hữu cơ như thế nào ?

 Các sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ thường được ghi một trong ba dạng sau :

Nhãn “100% Organic” chỉ các sản phẩm có thành phần 100% là hữu cơ, không chứa bất kỳ chất thêm vào nào không phải là hữu cơ

Nhãn “Certified Organic” là sản phẩm có trên 95% thành phần Organic ;

Nhãn ” Made with Organic Ingredients” chỉ sản phẩm có ít nhất 70% thành phần Organic 

Nhà sản xuất không được quảng cáo là sản phẩm Organic nếu họ dùng hóa chất trong 3 năm trước khi thu hoạch.

Trước khi được công nhận là “Organic”,các tổ chức cấp chứng nhận  sẽ thanh tra nông trại coi xem sản phẩm và phương thức nuôi trồng có hội đủ các tiêu chuẩn đã đề ra không.

Quy trình trồng trọt, sản xuất, chế biến để cho ra nguyên liệu cũng như thành phẩm đạt chứng nhận hữu cơ thường liên quan đến rất nhiều các yếu tố khác như tính cam kết bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, tôn trọng các sinh vật sống.... Nên ngoài các chứng nhận hữu cơ chúng ta có thể tham khảo một số các chứng nhận khác (Chúng có thể đi kèm cùng sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ, hoặc tách rời )

 

 

1/ Fair Trade (mậu dịch công bằng)

Biểu tượng : 

Nhãn “Fair Trade” có ý nghĩa rằng : Trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm, nhà sản xuất cần đảm bảo cân bằng lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó, khách hàng biết được người nông dân và công nhân trang trại nhận được các điều kiện thỏa đáng về thương mại và bảo hiểm xã hội. Nhiều sản phẩm hữu cơ có thể được chứng nhận cả “Fair Trade”. Tuy nhiên, “Fair Trade” không có nghĩa là được chứng nhận hữu cơ, và “Organic” không liên quan gì đến điều kiện lao động hoặc nguồn gốc xuất xứ.

2/ NON GMO (không biến đổi gen)

Biểu tưởng : 

“GMO Free” chưa được pháp luật công nhận vì một số hạn chế về phương pháp thử nghiệm cũng như rủi ro lây nhiễm từ cây trồng vật nuôi khác. Tuy nhiên một số tổ chức nghiên cứu về sức khỏe, mô trường đã cảnh báo rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về thực phẩm biến đổi Gen. Tất cả các nguyên liệu thực vật đầu vào đạt chứng nhận hữu cơ đều không được phép sử dụng giống cây trông biến đổi GEN. 

3/ VEGAN

Chứng nhận thuần chay được quản lý bởi The Vegan Awareness Foundation (thành lập vào năm 1994). Các sản phẩm được chứng nhận thuần chay phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

-     Không chứa thịt, cá, gia cầm, sản phẩm động vật (bao gồm lụa hoặc thuốc nhuộm từ côn trùng), trứng hoặc các sản phẩm trứng, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, mật ong hoặc các sản phẩm từ mật ong.

-      Không có thử nghiệm động vật trên các thành phần hoặc thành phẩm của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc nhóm độc lập.

-      Chứng minh rằng các thành phần trong sản xuất không sử dụng của nhà cung cấp sản phẩm động vật.

-      Các nguyên liệu sử dụng để sản xuất hoặc thành phẩm không chứa loài vật có nguồn gốc biến đổi gen.

CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN HỮU CƠ PHỔ BIẾN

1. Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì, Ủy ban hữu cơ quốc gia (USDA) (Mỹ – ban hành năm 2005):

Đây là tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ cao nhất và nghiêm ngặt nhất.

Cơ quan này yêu cầu sản phẩm phải chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ mới được phép sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến.

 

2. Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc (ACO):

Là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất ở Úc,  tiêu chuẩn AOC là  tập hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để người tiêu yên tâm và dễ dàng lựa chọn sản phẩm hữu cơ.

Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này được phân làm 2 cấp
-  Được dán nhãn "Certified Organic- Chứng nhận hữu cơ" : Với ít nhất 95% thành phần hữu cơ (Không bao gồm nước và muối )

- Được dán nhãn "Made with certified organic ingredients - Chứng nhận thành phần hữu cơ " : Với ít nhất 70-95% là thành phần hữu cơ (Không bao gồm nước và muối ).

3.Chứng nhận NASAA

Tên chứng nhận: NASAA

Ban hành : 1986
Website : www.nasaa.com.au

Nhãn chứng nhận : 

NASAA là cơ quan chính cấp chứng nhận hữu cơ tại nước Úc. Sản phẩm được dán nhãn chứng nhận hữu cơ NASAA (Organic) : Phải có tối thiểu từ 95% thành phần hữu cơ trở lên. Nếu ít hơn 95% hữu cơ, sản phẩm chỉ được ghi "with certified organic ingredients" (Chứng nhận với thành phần hữu cơ)

4. Chứng nhận hữu cơ châu Âu EU Organic - BIO Logo

- Tên chứng nhận: EU

- Nhãn chứng nhận : 

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu tiêu chuẩn của EU (gọi tắt là EU) đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn hữu cơ được quy định trong Quy định số 834/2007 của EU về sản xuất và dán nhãn hữu cơ. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, quy định của liên minh Châu Âu EU về nông nghiệp hữu cơ không chỉ quy định về sản xuất và chế biến mà còn bao gồm việc kiểm soát và dán nhãn hữu cơ.
- Sản phẩm được dán nhãn chứng nhận EU : Phải có ít nhất 95% thành phần từ nông nghiệp hữu cơ.

5. Chứng nhận của viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standard Institute)

Tên chứng nhận: NSF/ANSI
Ban hành: 2009
Website: www.nsf.org

Nhãn chứng nhận : 

Là một trong những chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên của Mỹ sau USDA. Với tiêu chuẩn của NSF, mỹ phẩm organic phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ thì mới được công bố là “contains organic ingredients”. Tuy nhiên, một số sản phẩm theo chuẩn NSF vẫn có thể dùng các thành phần hóa học – nhưng phải là những thành phần được cho phép (danh mục các chất hóa học được dùng rộng hơn USDA). Các sản phẩm phải ghi rõ chứa bao nhiêu phần trăm hữu cơ (70%, 80%, hay cao hơn) và ghi rõ các thành phần nào là từ canh tác hữu cơ.

6. Chứng nhận Ecocert Comestic của Pháp

 

Tên chứng nhận: ECOCERT
Ban hành: 2003
Website:  http://www.ecocert.com.

Nhãn chứng nhận :     

ECOCERT là cơ quan chứng nhận đầu tiên phát triển các tiêu chuẩn cho "mỹ phẩm thiên nhiên và hữu cơ"

Các nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn ECOCERT

Để đảm bảo một sản phẩm mỹ phẩm thân thiện với môi trường, tiêu chuẩn ECOCERT đặt ra:

Phải sử dụng các thành phần có nguồn gốc tái tạo, được sản xuất bởi các quy trình thân thiện với môi trường. 

  • - Không sử dụng hạt giống GMO, không chứa parabol, phenoxyethanol, hạt nano, silicon, PEG, nước hoa tổng hợp và thuốc nhuộm, các thành phần có nguồn gốc từ động vật (trừ khi được sản xuất tự nhiên như: sữa, mật ong, vv).
  • - Bao bì phải có tính tự phân hủy hoặc có thể tái chế.

Yêu cầu để đạt được chứng nhận : 

  • Đối với cả hai nhãn, Tiêu chuẩn ECOCERT áp dụng tối thiểu 95% tổng số nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên.

Đối với nhãn mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ:logo-mỹ phẩm hữu cơ

Tối thiểu 95% của tất cả các thành phần dựa trên thực vật trong công thức và tối thiểu 10% của tất cả các thành phần theo trọng lượng phải đến từ canh tác hữu cơ.

  

Đối với nhãn mỹ phẩm tự nhiên: logo-mỹ phẩm thiên nhiên

Tối thiểu 50% của tất cả các thành phần dựa trên thực vật trong công thức và tối thiểu 5% của tất cả các thành phần theo trọng lượng phải đến từ canh tác hữu cơ. 

7. Chứng nhận soil association

Tên chứng nhận: Soil Association
Ban hành: 1946
Website:  https://www.soilassociation.org/

 Nhãn chứng nhận : 

Những yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn hữu cơ Anh – Soil Association

Sản phẩm đạt chuẩn theo tiêu chuẩn hữu cơ Anh – Soil Association phải chứa hơn 95% nguyên liệu là hữu cơ.

 Phương pháp chế biến theo tiêu chuẩn hữu cơ Anh – Soil Association: 

-    Giảm thiểu chế biến sử dụng năng lượng và chất thải để bảo quản chất lượng thiết yếu có trong thực phẩm hữu cơ. -  

 Để làm ra một sản phẩm hữu cơ, bạn chỉ được phép sử dụng các phương pháp sau đây:  Phương pháp cơ học, vật lý và sinh học để chế biến thực phẩm. Cần chú ý nhiệt độ. Rửa và làm sạch theo tiêu chuẩn.

-    Không được phép sử dụng chất chiếu xạ hoặc sản phẩm chiếu xạ trong sản phẩm hữu cơ.

-    Được phép sử dụng tia UV để xử lí nước và khử trùng bề mặt sản phẩm. Lưu trữ sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Anh – Soil Association.

 -    Phải tách biệt sản phẩm hữu cơ và sản phẩm phi hữu cơ trong tất cả các giai đoạn (khi lưu trữ và sản xuất) để giảm thiểu rủi ro nguy hại.

Và còn rất nhiều các chứng nhậ uy tín của các tổ chức khác như : JAS, OCTO, KOSHER, AB,...

Như vậy, ngoài nhận biết chứng nhận hữu cơ trên sản phẩm, chúng ta cần đọc kỹ thành phần cụ thể trong sản phẩm để biết rõ và chính xác bao nhiêu phần trăm, các thành phần nào là đạt hữu cơ trên sản phẩm

Hotline
0368262685
zalo